Trong văn hóa Sao_Kim

Tàu Clementine chụp hình Mặt Trăng che khuất Mặt Trời với Sao Kim ở bên trên.

Theo hệ thống đặt tên hành tinh của IAU, Sao Kim là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời đặt tên theo hình ảnh của phái nữ.[132] Ba hành tinh lùn;– Ceres, ErisHaumea – cùng với những tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện ra[133] và một số vệ tinh (như các vệ tinh Galilei) cũng mang tên giống cái/phái nữ. Trái Đất và Mặt Trăng cũng có tên phái nữ trong nhiều ngôn ngữ—Gaia/Terra, Selene/Luna— nhưng tên gọi của các vị thần nữ trong thần thoại dùng để đặt cho một thiên thể, chứ không phải họ được đặt tên theo thiên thể đó.[134]

Biểu tượng Sao Kim

Ký hiệu thiên văn học cho Sao Kim giống như ký hiệu sử dụng trong sinh học cho giống cái: một hình tròn với chữ thập ở bên dưới.[135] Biểu tượng của Sao Kim cũng thể hiện sự yếu đuối, và các nhà giả kim phương Tây trung đại còn dùng ký hiệu này cho kim loại đồng.[135] Đồng được đánh bóng cũng được sử dụng làm gương soi ở thời cổ đại, và biểu tượng Sao Kim đôi khi còn được hiểu là chiếc gương soi của các vị thần.[135]

Trong văn hóa

Là một trong những thiên thể sáng nhất trên bầu trời, Sao Kim đã được con người biết đến từ lâu và nó có vị trí vững chắc trong tư tưởng văn hóa xuyên suốt lịch sử loài người. Nó được miêu tả trong các văn bản của người Babylon như Bảng Sao Kim của Ammisaduqa, văn bản này liên quan đến những quan sát về ngôi sao này có thể vào thời điểm năm 1600 TCN.[136] Những người Babylon đặt tên cho nó là Ishtar (thần Inanna của người Sumer), là hiện thân của phái nữ, và nữ thần tình yêu.[137] Bà còn là nữ thần chiến tranh, đại diện cho vị thần trông coi sinh và tử.[138]

Người Ai Cập cổ đại tin rằng có hai thiên thể khác nhau và gọi nó là Tioumoutiri khi nó xuất hiện vào buổi sáng (trong tiếng Việt là sao Mai) và khi xuất hiện vào buổi tối gọi là Ouaiti (sao Hôm).[139] Tương tự người Hy Lạp cũng tin rằng Sao Kim cũng gọi là sao Mai Φωσφόρος, Phosphoros (Latin hóa Phosphorus), "Bringer of Light" Ἐωσφόρος, Eosphoros (Latin hóa Eosphorus), "Bringer of Dawn". Sao vào buổi tối được gọi là Hesperos (Latin hóa Hesperus) (Ἓσπερος, "sao hôm"). Người Hy Lạp cổ đại đã nhận ra rằng, hai thiên thể này thực chất là một hành tinh,[140][141] được đặt theo tên nữ thần tình yêu của họ là Aphrodite (Αφροδίτη) (thần Astarte của Phoenicia),[142] tên hành tinh được giữ lại trong tiếng Hy Lạp hiện đại.[143] Người La Mã cổ đại có xuất phát tôn giáo phần lớn từ Hy Lạp đã đặt tên cho hành tinh theo Venus, một vị thần tình yêu của họ.[144] Gaius Plinius Secundus (Natural History, ii,37) đã xác định Sao Thủy với Isis.[145]

Xâm lược thuộc địa

Do những điều kiện vật lý khắc nghiệt, việc xâm lược lên bề mặt Sao Kim là không thể đối với công nghệ hiện nay. Tuy nhiên, ở độ cao xấp xỉ 50 kilômét áp suất khí quyển và nhiệt độ tại đó gần bằng so với tại bề mặt Trái Đất với ôxy và nitơ được thay bằng CO2. Do vậy có người đề xuất xây dựng "những thành phố nổi" trên khí quyển Sao Kim.[146] Những khí cầu Aerostat có thể được sử dụng nhằm thám hiểm và cuối cùng dừng để nâng đỡ các thành phố nổi này.[146] Những khó khăn về mặt kỹ thuật đó là có quá nhiều axít sunfuric hay thiếu ôxy tại những độ cao này. Ngoài ra còn có sự nhiễu động mạnh của bầu khí quyển cũng như tác động của tia vũ trụ khi hành tinh không có từ quyển bao quanh.[146]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao_Kim http://www.astronomycast.com/2007/08/episode-50-ve... http://www.astronomycast.com/2007/08/episode-50-ve... http://www.astronomycast.com/2007/08/episode-50-ve... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/346787/M... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/346787/M... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/346787/M... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/625665 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/625665 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/625665 http://www.cnn.com/2007/TECH/space/11/28/venus.lig...